Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

VÔ THƯỜNG

Thể xác tôi và các bạn như những ngôi mộ bằng xương thịt
Khác ngoài nghĩa địa...xương thịt chưa tan
Nhưng dưới tia X quang, hay thiên nhãn:
Cũng là những bộ xương trắng biết hoạt động chẳng hơn
Đến một ngày bất động còn đâu ?
Đời vô thường mà mãi hơn thua
Ta hãy thương chính mình khi còn kịp...

2 nhận xét:

  1. Vô thường” là một khái niệm trừu tượng trong bản thể luận của Phật giáo, chỉ một trong ba thuộc tính của Tồn tại (Vô thường - Ðau khổ - Vô ngã), hàm ý rằng thế giới là một trường biến hoá không ngừng, tất cả những gì mà giác quan của chúng ta cảm nhận là bất biến và vĩnh hằng thật ra chỉ là “những danh sắc trôi chảy, những trạng thái biến hiện.” Cho nên trong đời sống, mỗi người chọn một đức tin để nương tựa, tôn giáo cũng có đóng góp lớn vào việc hình thành nên những bến bờ vững chãi cho con người.
    Trong Phật giáo quan niệm cái sống cái chết chỉ là một, sống không là mãi mãi và chết không là cuối cùng, chúng tuần tự nhau, thay phiên nhau một cách “luân hồi”: “Hôm nay thức dậy không còn thấy mặt trời / không còn thấy mặt người”

    Trả lờiXóa
  2. Cái sự "luân hồi" ấy diễn ra từng giây, phút, từng sát na; cái mà người ta muốn hướng tới, tìm kiếm là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, làm chủ được sinh tử luân hồi; như bên Công giáo là phải câu thông được với Thiên Chúa, qua các đấng Thánh thần (nhờ đức tin, nhờ ân sủng, nhờ sự tinh tiến, được thiên khải, khai ngộ,,,khi đã xứng đáng)...để được lên cõi trời tâm linh, không phải sinh tử luân hồi ở trần gian nữa...chỉ nương vào tôn giáo, còn tự tu tâm, sửa tánh, tinh tiến...khám phá bản thể - tiểu vũ trụ của mình, để hiểu đại vũ trụ, người có trí tuệ phải như vậy, linh mục ở trong mình, minh sư ở trong mình, mình là thầy của mình, tâm linh của mình, thầy trong tâm linh của mình...tìm học ở bên ngoài với mấy ông linh mục, với mấy ông sư (bản thân họ đã thấy đâu) sao thấy được Thiên Chúa, thấy được Đức Phật của mình...

    Trả lờiXóa